There are no translations available.
Năm 2007, cả nước xuất khẩu được trên 1,2 triệu tấn cà phê, đạt kim ngạch xuất khẩu 1,8 tỷ USD, năm 2008 mặc dù chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, nhưng vẫn xuất khẩu được 954.000 tấn, đạt kim ngạch 1,95 tỷ USD (giảm 22,4% về lượng, nhưng tăng 2,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2007). Tính trung bình cả năm 2008, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam đạt 2.044 USD/ tấn, tăng 31% so với năm 2007, trong đó, có lúc lên đỉnh điểm là 2.240 USD/ tấn.
Theo số liệu thống kê, trong tháng 2/2009, cả nước xuất khẩu được 152,7 nghìn tấn cà phê, trị giá 234 triệu USD, tăng 12,31% về lượng và tăng 11,48% về trị giá so với tháng 1/2009. Tính chung 2 tháng đầu năm 2009, xuất khẩu cà phê của nước ta đạt 289 nghìn tấn, với kim ngạch 44 triệu USD, tăng 16,62% về lượng, nhưng giảm 4,41% về trị giá so với cùng kỳ năm 2008.
Số liệu xuất khẩu cà phê của Việt Nam 2 tháng năm 2009
Thị trường XK
|
2 tháng năm 2009
|
|
Lượng (Tấn)
|
Trị giá (USD)
|
Ai Cập
|
1.012
|
1.614.550
|
Ấn Độ
|
2.472
|
3.518.287
|
Anh
|
8.565
|
13.101.566
|
Ba Lan
|
1.871
|
2.777.736
|
Bỉ
|
50.598
|
75.403.160
|
Bồ Đào Nha
|
1.038
|
1.692.008
|
Canađa
|
647
|
957.572
|
Đan Mạch
|
271
|
425.884
|
CH LB Đức
|
35.184
|
54.952.222
|
Hà Lan
|
9.616
|
14.316.689
|
Hàn Quốc
|
6.350
|
10.089.391
|
Hoa Kỳ
|
27.613
|
43.381.633
|
Hy Lạp
|
725
|
1.109.320
|
Indonêsia
|
268
|
429.064
|
Italia
|
27.470
|
43.033.208
|
Malaysia
|
2.880
|
4.669.646
|
Mêhicô
|
499
|
637.834
|
CH Nam Phi
|
2.291
|
3.645.218
|
Liên Bang Nga
|
5.491
|
8.460.190
|
Nhật Bản
|
11.712
|
19.738.839
|
Ôxtrâylia
|
2.858
|
4.288.784
|
Pháp
|
8.125
|
12.024.113
|
Philippin
|
3.118
|
4.698.867
|
Singapore
|
7.255
|
10.695.760
|
Tây Ban Nha
|
16.470
|
25.638.215
|
Thái Lan
|
450
|
687.696
|
Thụy Sĩ
|
9.422
|
14.650.918
|
Trung Quốc
|
2.650
|
4.097.948
|
Theo Bộ NN&PTNT, căn cứ vào nhu cầu thị trường, năng lực sản xuất trong nước, hướng phát triển cà phê của Việt Nam trong thời gian tới là vẫn duy trì diện tích, sản lượng cà phê hiện có, nhưng tăng giá trị sản xuất cà phê theo hướng bền vững, trong đó, tỷ lệ áp dụng cà phê theo thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và sản xuất cà phê có chứng chỉ, truy nguyên nguồn gốc theo nguyên tắc 4C, UTZ Kapah đạt trên 50% diện tích, khắc phục tình trạng thu hái quả xanh. Nâng tỷ lệ cà phê chế biến sâu (cà phê hoà tan, cà phê rang xay) tăng lên 20%, trong đó 10-15% phục vụ cho thị trường nội địa, còn lại xuất khẩu, ban hành và áp dụng quy trình GAP trong sản xuất cà phê, các tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với sản xuất, chất lượng cà phê, trong đó có lộ trình áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam 4193:2005, xây dựng thương hiệu, uy tín cà phê Việt Nam để giải quyết tốt đầu ra cho ngành cà phê, tạo động lực nâng cao chất lượng cà phê.
(tổng hợp)
|